Lượt xem: 367
NHÀ LƯU NIỆM THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
NHÀ LƯU NIỆM THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

Thành phố Sóc Trăng là trung tâm, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, có diện tích tự nhiên hơn 7.615,22 ha, với 10 đơn vị hành chính. Là nơi hội tụ và đan xen giữa 3 nền văn hóa Kinh- Khmer- Hoa, Trãi qua gần năm thế kỷ nhân dân trên mảnh đất Sóc Trăng này luôn gắng bó bên nhau, cùng vươn lên đấu tranh chống mọi cường quyền, áp bức bóc lột. Từ khi có Đảng, cộng đồng đa dân tộc này đã bền gang vững chí theo Đảng, đánh đổ hết Phát xít Nhật, Thực dân Pháp, rồi đến đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do cho quê hương đất nước, để rồi lại cùng nhau xây dựng đất nước quê hương phồn vinh, đúng như lời thơ Bác Hồ đã nói: “Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” Để nghi lại quá trình lịch sử hào hùng, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương,đặc biệt là thế hệ trẻ tiếp tục sự nghiệp của thế hệ trước, Đảng bộ, quân, dân thành phố và Thành ủy - UBND TPST quyết định xây dựng Nhà Lưu Niệm TPST. Nhà Lưu niệm được khánh thành và đưa vào trưng bày giới thiệu vào năm 2013. Bên trong gồm những hình ảnh và hiện vật của quân và dân thành phố Sóc Trăng trong hai thời kỳ kháng chiến.

Cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3km về hướng Tây. Nhà Lưu Niệm tọa lạc trên diện tích hơn 200m2, trên khu đất, vườn ông Lâm Thành Hưng (Hòa Bình Tửu), số 305 Nam Kỳ Khởi Nghĩa thuộc Khóm 5, phường 7, thành phố Sóc Trăng. Với lối kiến trúc giản đơn, cùng các hạng mục như sân bãi, lối bộ hành, cây kiểng, đã tạo mảng xanh thiên nhiên thoáng mát. Nơi đây trong những năm kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ là cơ sở nuôi chứa, chở che cho cán bộ, chiến sĩ hoạt động ở Thị xã và là nơi đặt bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng TXST trong ngày 30/4/1975.
Bên trong Nhà Lưu Niệm trưng bày những hình ảnh và hiện vật của quân và dân thành phố Sóc Trăng trong hai thời kỳ kháng chiến gồm 06 mục, trong đó có các nội dung : Hình ảnh về địa chỉ đỏ chống thực dân Pháp và Chống đế quốc Mỹ; hình ảnh các Bí thư, Thi ủy Sóc Trăng (giai đoạn 1949 - 1975); Nhớ về tổng tiến công và nổi dậy - Mậu Thân năm 1968; Triển khai chiến dịch Hồ Chí Minh và tổng tiến công giải phóng thị xã Sóc Trăng tháng 4/1975; Đảng bộ quân và dân TXST mừng chiến thắng 30/4/1975; Một số quân trang của cán bộ Thị ủy trong những năm chống Mỹ; Mô hình vườn và nhà ông Lâm Thành Hưng (Hòa Bình Tựu) nơi nuôi chứa cán bộ chiến sĩ Biệt động; Các loại vũ khí quân dụng của đội biệt động thị xã Sóc Trăng; Và tiểu sự về thân thế sự nghiệp Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lâm Thành Hưng (Hòa Bình Tửu)… Đặc biệt có chiếc xe Jeep của Ông Lâm Thành Hưng, trong những năm kháng chiến, ông đã trực tiếp lái để đưa rước cán bộ chiến sĩ đi nghiên cứu địa hình, lên phương án đánh địch, giúp cán bộ chiến sĩ biệt động thoát khỏi vùng nguy hiểm do địch thắt chặt bao vây và đưa rước Ban chỉ huy chiến dịch tiếp thu thị xã 30/4/1975.

Trải qua các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, thành phố Sóc Trăng đã được nhà nước tuyên dương danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và cùng nhiều cá nhân được phong tặng các danh hiệu cao quý khác, trong đó có ông Lâm Thành Hưng đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 01 năm 2011.
Hiện tại, thành phố Sóc Trăng có hàng ngàn gia đình chính sách, người có công, nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động cùng và nhiều di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, di tích lịch sử cấp tỉnh, bên cạnh đó hàng chục địa chỉ đỏ được UBND TP Sóc Trăng công nhận, là nơi lưu dấu những sự kiện lịch sử cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như: nhà Ông Vương Minh Quan, gia đình Cô Lê Thị Nga (Cô giáo Lùn), gia đình ông Lâm Thành Hưng, gia đình ông lâm Can, gia đình cô Tư Dân ở cầu Xéo… đây là nơi gặp gỡ hội ý, liên lạc của Ban Chấp hành Thị ủy và là những nơi đã từng nuôi chứa cán bộ hoạt động công khai trong các nghiệp đoàn trong thời kỳ giặc đàn áp, khủng bố đẩm  máu nhất
Sau hiệp định Ge-nè-ve 1954, thị xã Sóc Trăng có hơn 30.000 dân, là tỉnh lỵ của tỉnh Ba Xuyên thuộc Ngụy quyền Sài Gòn. Tỉnh trưởng Ngụy quyền Sóc Trăng Dương Văn Đức thiết lập bộ máy cai trị tỉnh gồm những tên có nợ máu với nhân dân và sử dụng bọn đầu hàng phản cách mạng vào bộ máy chính quyền để trấn áp quần chúng yêu nước. Trong lúc này, Thị xã Sóc Trăng, Ban chấp hành Thị ủy bí mật, do đồng chí Song Mỹ làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Khuynh làm Phó Bí thư. Nhiệm vụ của cán bộ, Đảng viên là về Thành hoạt động, hướng dẫn nhân dân thị xã đấu tranh, buộc địch phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Ge-nè-ve.
Đầu năm 1957, nhiệm vụ cụ thể của Đảng bộ Thị xã là “ kiên trì giác ngộ quần chúng, đoàn kết các tầng lớp, giai cấp, dân tộc đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, vận động binh sĩ, Ngụy quyền và đưa công tác diệt ác, trừ gian làm nhiệm vụ cấp bách cho các lực lượng cách mạng vào địa bàn Thị xã”.
Về phía địch, Tỉnh Trưởng và đám tay sai dùng lực lượng quân sự, tổ chức hàng trăm cuộc bố ráp bắn giết ở nông thôn, dùng công an, cảnh sát truy quét đàn áp  thành thị, nhiều người kháng chiến cũ, nhiều người dân lương thiện phải chịu cảnh tù đày khổ ải, chết chóc.
Tháng 2/1961, tại ấp Đắc Thắng, xã Hồ Đắc Kiện, Thị ủy mở hội nghị. Nhiệm vụ mới của Thị xã là : “đặt đường dây giao liên bằng hai phương thức công khai và bí mật; đưa thêm lực lượng vào gầy dựng lại phong trào cách mạng trong nội ô; đẩy mạnh công tác binh vận; xây dựng lực lượng vũ trang đánh địch”. 

Cuối năm 1967 Thị xã Sóc Trăng được lệnh chuẩn bị chiến dịch Tổng tấn công. Nhà ông Lâm Thành Hưng (Hòa Bình Tửu) được đồng chí Ba Tốt liên hệ bố trí làm  Sở Chỉ huy chiến dịch.
Đêm mùng một Tết Mậu Thân, đồng chí Năm Thức cùng Ban chỉ huy chiến dịch có mặt tại nhà ông Lâm Thành Hưng. 
Đúng 3 giờ sáng rạng mùng 2 tết, tiếng súng ĐKZ và cối 82 nả vào sân bay và Tiểu khu Sóc Trăng phát lệnh Tổng tấn công, thúc giục các mũi quân xông lên chiếm các mục tiêu quân sự trong toàn Thị xã. Ta đã đánh một đòn bất ngờ vào các căn cứ lớn của địch, gây hoang mang và diệt được một số sinh lực, phá hủy một số vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch tại Thị xã. 
Bọn địch bị đánh bất ngờ, nhưng một ngày sau, với lực lượng hùng hậu không quân, pháo binh, thiết giáp đã phản kích và giành lại thế chủ động. 
Sau đó ta tấn công đợt 2, các cánh quân tiến công vào các mục tiêu quân sự như Sân bay, Hậu cứ Trung đoàn 33, Sư đoàn 21. Hai cuộc tấn công liên tiếp đã làm cho địch hoang mang và tiêu hao nhiều sinh lực. Về phía ta cũng tổn thất nhiều.



Bước vào năm 1973, Hiệp định Pa-ri được ký kết, Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam, cả nước phấn khởi, nhưng ở chiến trường Thị xã trở nên khó khăn ác liệt hơn, địch mở thêm đồn bót chặn các ngã đường liên lạc vào Thị xã. Nhưng lúc này ở vùng căn cứ gặp khó khăn thì vùng nội, ngoại ô hoạt động lại thuận lợi, cơ sở phát triển tốt. Đặc biệt bộ phận nội ô còn chủ động tổ chức một bộ phận in ấn phát tán truyền đơn ngay giữa lòng thị xã. Tổ in ấn đặt tại nhà ông Hòa Bình Tửu do 2 đồng chí Lâm Hồng Phước và Lâm Mỹ Ngọc phụ trách.
Ngày 4/4/1975, trong khí thế quân dân hồ hởi với những trận thắng lớn ở Ban Mê Thuột, Phước Long, đồng chí Hồ Trung Hiền, Thường vụ Tỉnh ủy triển khai chỉ thị đặc biệt của Khu ủy “Phát huy sức mạnh tổng hợp, tấn công 3 mũi giáp công để làm cuộc Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa đánh sụp hoàn toàn Ngụy quân, Ngụy quyền, giành chính quyền về tay nhân dân”. Sở chỉ huy gồm đồng chí Hồ Trung Hiền, Tổng chỉ huy, đồng chí Nguyễn Công Danh, Bí thư thị ủy, phó tổng chỉ huy…Thị xã Sóc Trăng nhận nhiệm vụ nổi dậy khởi nghĩa.
Chiều ngày 28 tháng 4/1975 công tác chuẩn bị thực hiện cuộc tổng tấn công và nổi dậy giải phóng thị xã đã hoàn tất. 
Rạng sáng ngày 30/4 tiếng súng Tổng Khởi nghĩa, Tổng Tấn công bắt đầu. Nhà ông Lâm Thành Hưng một lần nữa được chọn làm sở chỉ huy chiến dịch, tại nơi đây đồng chí Nguyễn Công Danh và Bộ chỉ huy chiến dịch đã chỉ đạo cuộc Khởi nghĩa, nổi dậy ….Tới 14 giờ, bọn chỉ huy trong sân bay thấy không thể kháng cự được nữa, chúng đã kéo cờ trắng ra hàng. 
Lúc 15 giờ ngày 30/4/1975, Bộ chỉ huy chiến dịch và tất cả cán bộ nhân viên Hành chánh các Ban ngành của tỉnh và Thị xã từ ngoài kéo vào tiếp quản Thị xã  trong niềm hân hoan chiến thắng. Hàng vạn quần chúng Nội, Ngoại ô Thị xã ra đường, mang cờ, hoa đón chòa đón quân chiến thắng.
Chiều cùng ngày Bộ Chỉ huy chiến dịch, được ông Lâm Thành Hưng lái chiếc xe Jeep của mình chở tiến vào Dinh tỉnh Trưởng Sóc Trăng, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Thị xã Sóc Trăng và toàn Tỉnh Sóc Trăng.
Chiến thắng 30/,4 đã đánh dấu bước ngoặc trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng, trong suốt chiều dài lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Quân và dân thành phố Sóc Trăng đã góp phần vẻ vang vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, đem lại độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Năm 1973 bộ phận nội ô chủ động tổ chức cơ sở in ấn, phát tán truyền đơn ngay đặt tại nhà Ông Lâm Thành Hưng (Hòa Bình Tửu) do 2 đồng chí Lâm Hồng Phước, Lâm Mỹ Ngọc phụ trách, Ngoài ra khu vườn nhà, nay là khuôn viên Nhà lưu niệm xây dựng nhiều hầm bí mật, là nơi nuôi chứa cán bộ lãnh đạo, chiến sĩ cách mạng trong suốt những năm chống Mỹ cứu nước. Trong chiến dịch HCM giải phóng TXST ngày 30/4/1975. Nhà ông Lâm Thành Hưng được chọn làm sở chỉ huy chiến dịch, tại nơi này đ/c Nguyễn Công Danh và Bộ chỉ huy chiến dịch đã chỉ đạo cuộc khởi nghĩa, nổi dậy và tổng tấn công giải phóng TXST. Ông là một tấm gương sáng về lòng kiên trung, một lòng theo cách mạng.
Kính thưa quý vị! với những ý nghĩa lịch sử hào hùng Nhà Lưu niệm TP ngoài trưng bày những hình ảnh về truyền thống đấu tranh giành độc lập của Đảng bộ quân và dân TPST, còn trưng bày về  tiểu sự Thân thế Sự nghiệp anh hùng Lực lượng vũ trang Lâm Thanh Hưng (Hòa Bình Tựu). 
Lâm Thành Hưng (Hòa Bình Tửu), sinh năm 1907 tại làng An Nghiệp, xã Nhơn Mỹ, thị trấn Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Từ nhỏ sớm mồ côi cha, lên 6 tuổi ỏ với bà ngoại tại thị trấn Kế Sách.
Năm 13 tuổi ông phải tự kiếm sống bằng các nghề: làm thuê, làm mướn rồi ở đỡ cho địa chủ ở tại địa phương.
Năm 1926, ông tích góp được một số tiền lên Sài Gòn học và thi lấy bằng láy xe, rồi sau đó ông về quê (sóc Trăng) làm nghề tài xế. Từ năm 1926 - 1945 từ một tài xế lái xe thuê cho chủ ông dành dụm được ít tiền rồi nhờ bạn bè giúp thêm vốn ông đã mua cho mình một chiếc xe để chạy thuê. Với ý chí tự lực tự cường, và tiết kiệm, ông dần chuyển sang làm công nghiệp: buổi đầu ông lập lò đường (thủ công), kế đến làm nước mắm, rồi làm rượu hiệu Hòa Bình Tửu…. mãi đến năm 1945 ông trở thành một nghiệp chủ lớn tại địa phương.
Sống trong cảnh đất nước bị giặc đô hộ, nhân dân đói khổ lầm than. Ông Lâm Thành Hưng đã nhiều lần tìm cách móc nối với cách mạng, để có thể phần nào giúp cho cách mạng. Tháng 8 năm 1945 ông cùng với nhiều trí thức, nhân sĩ yêu nước và nhân dân tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công tại Sóc Trăng. Trước phong trào cách mạng phát động, ông Lâm Thành Hưng tham gia tổ chức, phục vụ các phong trào tại địa phương.
Ông kết hôn vào năm 26 tuổi, vợ là bà Trịnh thị Hương, tại xã An Ninh, huyện Châu thành, tỉnh Hậu giang, xuất thân cũng là một nông dân bình dị. ông Lâm Thành Hưng có 4 người con đó là Lâm Văn Chiêu, Lâm Văn Hiền, Lâm Hồng Phước và Lâm Bảo Ngọc, tất các con của ông điều tham gia vào hoạt độnng cách mạng.
Sau cách mạng tháng Tám, lực lượng ta rút về chiến khu để tiếp tục kháng chiến trường kỳ. Ông Hưng ở lại thành tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, vì các đồng chí lãnh đạo cho rằng, ông ở lại thành có lợi nhiều hơn với các nhiệm vụ: Xây dựng cơ sở nội thành; tổ chức mua và cung cấp trang thiết bị cho cách mạng khi cần.
Công việc trôi chảy được vài năm, do bọn đầu thú phản bội về khai báo cho giặc. Ông Hưng bị bắt giam và tịch thu toàn bộ nhà của, tài sản của ông.


Trong giai đoạn chống thực dân Pháp, ông bị địch bắt nhiều lần, tra tấn dã man và đầy qua các nhà tù: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ, Catina Sài Gòn, nhà giam Thủ Đức.
Sau hiệp định Giơ-Ne-Vơ, ông ra tù, về gom tiền bạc và được bạn bè giúp đỡ, Ông xây một nhà máy xay gạo lẻ trên ghe chài. Nhưng cơn bảo năm 1956 đã quét sạch nhà cửa và tài sản cuối cùng của ông.
Đầu năm 1957, ông móc nối lại với cách mạng, tiếp tục cuộc hành trình chống Mĩ cứu nước; nhà ông xây dựng nhiều hầm bí mật, là nơi nuôi chứa cán bộ lãnh đạo chiến sĩ cách mạng trong suốt giai đoạn chống Mĩ cứu nước đến ngày thắng lợi hoàn toàn (30/4/1975).
Đặc biệt những thời khắc lịch sử như: cuộc tổng công kích và nỗi dậy năm Mậu thân 1968 và Tổng tấn công và nổi dậy 4/1945, nhà ông là nơi làm sở chỉ huy tiến công vào nội thành của tỉnh và TX Sóc Trăng.
Trên chiếc xe jeep của mình, được ông mua vào năm 1975 đã đưa rước cán bộ, chiến sĩ đi nghiên cứu địa hình lên phương án đánh địch và đưa rước cán bộ công khai đi hoạt động trong nội ô, giúp cán bộ Biệt động thoát khỏi vùng nguy hiểm do địch thắt chặt bao vay bằng cách hóa trang thành binh lính, sĩ quan ngụy để thoát khỏi vòng vay. Đưa rước Ban chỉ huy chiến dịch tiếp thu TX 30/4/1975.
Ông luôn giữ vững khí tiết cách mạng, bảo tồn được lực lượng nuôi chứa. Có lần ông bị bắt, tên Nam Nhân nguyên phó Bí thư thị ủy Sóc Trăng ra đầu hàng giặc đã khuyên ông đầu hàng. Hắn nói: “Tôi là cộng sản, là lãnh đạo mà tôi còn không chịu nỗi với việt cộng, còn ông thì nhằm gì, ông già rồi, tiểu tư sản nữa, việt cộng không coi ông ra gì đâu, đầu hàng đi. Ông khẳng khái trả lời: “Tao chỉ là một người dân thôi, không phải cộng sản gì hết nhưng tao không phản bội nhân dân, còn mày nói mày là lãnh đạo mày ăn cơm của nhân dân còn dính kẻ rằng mà nay phản bội đem giặc về bán phá nhân dân, mày còn thua con chó của tao, con chó của tao bị bỏ đói nó vẫn trung thành, còn mày là người mà phản bội thì làm sao khuyên bảo tao được”.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến, ông ở tù 11 lần hơn 74 tháng mà không một lần tư tưởng ông bị sa sút ý chí, vẫn một lòng trung thành với cách mạng không khai báo cơ sở mặt dù trong nhà lúc đó có cất dấu nhiều tài liệu và cán bộ ở trong nhà.
Ông Lâm Thành Hưng có 04 người con điều tham gia hoạt động cách mạng. người con cả của ông là Lâm Văn Chiêu đã hi sinh. Ông mất tháng 01 năm 1985, do tuổi cao bệnh tật vì những ngày bị tù đầy.
Với những công lao, thành tích phấn đấu không mệt mõi trong những năm hoạt động nuôi chứa cán bộ cách mạng, Ông được Nhà nước khen thưởng danh hiệu Anh Hùng Lực lượng Vũ Trang Nhân dân năm 2011; Huân chương kháng chiến năm 1985 và nhiều bằng khen giấy khen khác. Ông Hưng mãi là một tấm gương sáng về lòng kiên trung, để các thế hệ trẻ noi theo.

Trải qua hai cuộc kháng chiến để bảo vệ đất nước giành độc lập dân tộc đầy gian nan và thử thách, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng bộ và quân, dân TPST đã chiến đấu kiên cường và giành thắng lợi vẻ vang. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở ra một trang sử mới. Nhân tỉnh Sóc trăng nói chung và thành phố Sóc Trăng nói riêng mãi mãi tự hào về Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, tự hào dân tộc việt nam anh hùng. 
Với ý nghĩa lịch sử đó, UBND TPST quyết định xây dựng Nhà Lưu Niệm thành phố Sóc nhằm bày tỏ sự biết ơn, nghi nhớ công lao những tấm gương anh dũng đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng thời góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn thế hệ trẻ thành phố Sóc và hướng tới là một điểm tham quan du lịch của tỉnh Sóc Trăng nói chung và thành phố nói riêng. 

 













VIDEO
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 18/05/2024 (18/05/2024)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 16/05/2024 (16/05/2024)
1 
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
  • Tất cả: 2018884
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Thành phố Sóc Trăng
Địa chỉ: 93 đường Phú Lợi, phường 2, Tp Sóc Trăng
Điện thoại/Fax: 02993 822182
Mail: ubndtp@soctrang.gov.vn
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử UBND Thành phố Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.